LIÊN HỆ:

LIÊN HỆ:
0909.693.720

Cách sử dụng Test kH và kinh nghiệm đo độ kiềm

Sử dụng Test kH sera là cần thiết để đo độ kiềm trong nước. Vì tuy ít ảnh hưởng đến đời sống của tôm cá nhưng độ kiềm liên quan như sự phát triển của thủy thực vật, mật độ tảo, độ pH hoặc khí độc hay kim loại nặng… Nên nhớ, năng suất sơ cấp (tảo) của ao nuôi tỉ lệ thuận với độ kiềm, vì vậy ao nuôi có độ kiềm cao dễ gây tảo hơn.
I. Độ kiềm là gì và vì sao sử dụng Test kH
  1. Độ kiềm là gì:
Một cách khái quát thì:
Tổng hàm lượng bazơ trong nước tính bằng mg/L của CaCO3 là tổng độ kiềm.
Bazơ trong nước bao gồm: hydroxide, ammonia, borate, phosphate, silicate, bicarbonate và carbonate. Nhưng trong hầu hết nước ao, bicarbonate và carbonate được có hàm lượng cao hơn các bazơ khác.
Sử dụng test kH

Nguồn gốc:
Tổng độ kiềm trong nước có nguồn gốc từ sự hòa tan của đá vôi trong đất, vì vậy hàm lượng tổng độ kiềm được xác định đầu tiên qua tính chất của đất.
Ví dụ:
  • Ao ở vùng đất cát thường có tổng độ kiềm dưới 20 mg/L
  • Trong khi ao ở vùng đất đá vôi có tổng độ kiềm trên 100 mg/L
Các nhân tố khác như nhau, tổng độ kiềm vùng khô cằn sẽ cao hơn vùng ẩm ướt. Mức độ dinh dưỡng của nước ao tăng với sự gia tăng tổng độ kiềm đến ít nhất 150 mg/L.
Tuy nhiên, ao với tổng độ kiềm trên 20 mg/L có thể năng suất cá và động vật thủy sinh khác cao. Nếu độ kiềm dưới 20 mg/L cần thiết phải bón vôi.
  1. Vai trò của độ kiềm trong nước:
Nước có độ kiềm cao có khả năng trung hòa axit, bazơ có nguồn gốc từ mưa axit, nước thải, do đó pH được duy trì ổn định, cũng như không ảnh hưởng do nồng độ CO2 dao động trong ngày.
Độ kiềm cao thường do nước chảy qua vùng địa chất đá vôi hay tảo phát triển mạnh. Độ kiềm thấp thường do nước chảy qua vùng địa chất đá granit hay mưa axit.
Loại thủy sản
Giá trị độ kiềm (mgCaCO3/lít)
Cá tra giống
60 – 80
Cá tra thương phẩm
40 – 90
Tôm giống
140 – 160
Tôm thẻ chân trắng nuôi
130 – 180
Tôm càng xanh
50 – 80
Tôm sú nuôi
80 – 120

Sử dụng test kH
II. Sử dụng Test kH để đo độ kiềm
Cần sử dụng Test kH Sera kiểm tra thường xuyên độ kiềm của nước. Bơi vì khi mật độ tảo trong ao cao, quá trình quang hợp của chúng sẽ làm độ kiềm tăng nhanh (pH > 9). Độ kiềm cao (pH > 8.5) có thể ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm vì thế cần phải giảm độ kiềm.
Cách sử dụng Test kH như sau:
Để sử dụng Test kH được đúng cách, nên làm theo 4 bước như sau:
  1. Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng.
  2. Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ.
  3. Nhỏ từng giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, lắc đều mẫu nước sau mỗi giọt cho đến khi chuyển màu từ xanh sang vàng.
  4. Lấy số giọt thuốc thử nhân với 17,9 sẽ tính được hàm lượng mg/l CaCO3 hoặc nhân với 21,8 sẽ tính được hàm lượng mg/l HCO3-.
Sử dụng Test kH


Bảo quản:
Đóng nắp chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng. Lưu trữ nơi thoáng mát và để tránh xa tầm tay trẻ em.
Với những nội dung trên thì chúng ta đã hiểu đúng được và sử dụng Test kH đúng cách, hiệu quả.

Ngoài ra, việc quản lý độ kH trong ao nuôi còn nhiều thông tin ở bài sau: “Quản lý độ kiềm kH trong ao nuôi”.

Liên hệ Test Sera Giá Sỉ – Anh Nguyễn

0909 693 720


Được tạo bởi Blogger.